Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm

Đến với Hà Giang điều đầu tiên làm cho khách du lịch thấy ấn tượng đó chính là sự hùng vĩ của núi non, sông nước nơi đây.

Tour du lịch Hà Giang 4 ngày 3 đêm

Tour Du Lịch Hà Giang – Đồng Văn – Lũng Cú 4 Ngày 3 Đêm là hành trình hoàn hảo hấp dẫn, lôi cuốn sự khám phá của du khách.

Tour du lịch Hà Giang 5 ngày 4 đêm

Thiên nhiên hào phóng ưu đãi cho Hà Giang rất nhiều cảnh quan đẹp. Đỉnh Lũng Cú được ví như “Vầng trán kiêu hãnh của Tổ quốc” đánh dấu điểm cực Bắc của đất nước..

Tuesday, February 10, 2015

Đặc sản Thắng Cố Đồng Văn

Lên vùng cao nguyên cực Bắc mà chưa thưởng thức món đặc sản thắng cố Đồng Văn và uống chén rượu ngô thì coi như vẫn chưa thấy được nét văn hóa đặc trưng của đất và tình người cao nguyên đá. Hãy cùng Tour du lịch Hà Giang tìm hiểu món ăn cổ truyền đặc trưng của Hà Giang này nhé.


Chợ phiên Đồng Văn mỗi tuần duy nhất họp một phiên vào ngày chủ nhật, cảnh tượng người người tấp nập xuống núi đi “chơi chợ” khiến khu chợ nhỏ bé, tĩnh lặng bỗng nhiên đông vui và náo nhiệt khác hẳn ngày thường.
Đồng bào đến chợ không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá thông thường mà chợ phiên còn để mọi người gặp nhau, giao lưu trò chuyện, phụ nữ thì khoe sắc trong những bộ váy áo thổ cẩm sặc sỡ, nam giới thì khoe tài trong tiếng sáo, tiếng khèn gọi bàn tình....và hơn tất cả mọi người không quên ăn một tô thắng cố nóng hổi, nghi ngút khói và uống chén rượu ngô mềm môi thơm lừng.


Vào ngày chợ phiên hàng quán bán thắng cố bao giờ cũng được đồng bào tập trung đông đúc và náo nhiệt nhất, từng tốp nam nữ quây quần bên bàn gỗ đơn sơ, trò chuyện hàn huyên, khi men rượu đã đủ làm người ta say men nồng thì cũng là lúc khu chợ nhỏ bé vui và hay nhất, các đấng tu mi nam nhi bắt đầu gửi tâm tình trong tiếng sáo, tiếng khèn làm ngây ngất bao tâm hồn các thiếu nữ miền sơn cước, chén rượu ngô cũng đủ để làm cho đôi má thiếu nữ ửng hồng... đã có những đôi nam nữ nên vợ thành chồng chính từ phiên chợ như thế này.

Thắng cố là món ăn phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi cao phía Bắc, mỗi vùng, mỗi dân tộc có cách chế biến và những gia vị khác nhau cho chảo thắng cố truyền thống của dân tộc mình, tuy nhiên về cơ bản đều có những nét chung. Nguyên liệu chính cho chảo thắng cố là toàn bộ phần nội tạng (lục phủ, ngũ tạng), xương của trâu, bò, ngựa hay dê đem cho tất cả vào chảo xào qua lửa rồi đổ nước vào ninh kỹ trong nhiều giờ, đến khi các thứ chín nhừ thì điều chỉnh nhỏ lửa hơn.


Điều đặc biệt là đồng bào rất ít khi làm thắng cố lợn mà chỉ có thắng cố trâu, bò, ngựa, dê. Các loại gia vị cho chảo thắng cố cũng là những sản vật tự nhiên trong vùng như thảo quả, củ sả, hạt dổi, địa liền, khi ăn thì cho thêm ớt, hạt tiêu và đương nhiên là không thể thiếu rượu ngô.


Mới nhìn qua thì có vẻ chảo thắng cố không mấy hấp dẫn và lôi cuốn bởi đồng bào bầy biện không được đẹp mắt lắm nhưng khi đã nhấp đôi ba chén rượu ngô ăn một tô thắng cố nóng nghi ngút khói giữa cái giá rét như cắt da cắt thịt, cảm nhận lòng mình như ấm lên nhiều. Vị béo ngậy cộng chút bùi bùi độc đáo khác lạ, bát thắng cố dậy mùi thơm từ các loại gia vị đã để lại nhiều ấn tượng với nhiều lữ khách khi đến với miền cực Bắc này. Còn trần trừ gì nữa mà không tham gia Tour du lịch Hà Giang 4 ngày 3 đêm để thưởng thức đặc sản tuyệt ngon này nhé.

Thursday, February 5, 2015

Phố Cổ Đồng Văn - Hà Giang

Khu phố cổ Đồng Văn, nằm trong quần thể du lịch Hà Giang, được hình thành và xây dựng từ đầu thế kỷ XX xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ ty người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng. Thuở ban đầu chỉ có vài gia đình người Tày, người Hoa và người Mông sinh sống. Đến thập niên 40 – 50 có thêm người Kinh, Dao và người Nùng … đến cư ngụ, ngày nay Phố Cổ Đồng Văn được du khách đặc biệt yêu thích và là điểm đến không thể thiếu mỗi khi du khách đến với Hà Giang



Bên cạnh sự phát triển của kiến trúc hiện đại đang thay đổi từng ngày, những bức tường đất, những chiếc cầu thang, hàng lan can gỗ đã ngả màu, những ngôi nhà lợp mái ngói âm dương…tất cả như đang thách thức với thời gian.


Nằm trên địa bàn hai thôn Quyết Tiến và Đồng Tâm, phố cổ Đồng Văn có khoảng 40 ngôi nhà cổ loại trên dưới 100 tuổi nằm xếp vào nhau dưới núi đá. Những dãy cột đá lớn được trạm trổ khá lạ mắt, vững chãi và rộng lớn, có kết cấu hình chữ U, tạo nên một khu chợ rộng rãi giữa vùng dân cư.

Bức tranh về khu phố cố được thể hiện trên nhiều gam màu, thay đổi theo từng cung bậc thời gian trong một ngày. Buổi sáng, bức tranh độc đáo ấy được pha trộn tài tình bởi hai tông màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Không gian im lìm trong sương sớm như được đánh thức bởi ánh sáng, âm thanh náo nhiệt và những sắc màu rực rỡ trong trang phục của đồng bào người Mông, Hoa, Ráy, Tày, Nùng, … Khi trời đất ngả chiều, sự yên bình cố hữu lại bao trùm khu phố cổ giữa lòng cao nguyên đá. Đêm đến, trong ánh sáng lờ mờ từ những chiếc đèn dầu, đâu đó lại phát ra âm thanh quen thuộc của tiếng kèn môi của các chàng trai Mông gọi bạn tình.Vào những đêm cuối tuần, không gian trong các quán chợ lại rộn ràng hơn với những bài hát dân ca, điệu múa giao duyên của các chàng trai, cô gái từ các bản tập trung về đây.

Vào tháng 3 ngày 14, 15 và 16 âm lịch, khi những “đêm phố cổ” đến, các ngôi nhà trong phố cổ treo đèn lồng đỏ, trưng bày các sản phẩm truyền thống như thổ cẩm, trình diễn văn hóa văn nghệ, bán và thưởng thức bát thắng cố, uống rượu ngô và cùng trò chuyện. Các hoạt động cứ thế diễn ra, vừa quen vừa lạ, nhưng rất độc đáo, tạo thêm một điểm nhấn cho khu phố cổ Đồng Văn.

Chợ Đồng Văn không chỉ là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc trong vùng, mà hơn thế nữa, vào các phiên chợ, nơi đây như đang tổ chức lễ hội. Từ những thiếu nữ Mông đến đồng bào Pu Péo, Lô Lô, … xúng xính trong các bộ trang phục truyền thống xuống chợ chơi, kết bạn, mua sắm và trao đổi hàng hóa. Nét giao thoa tinh tế, độc đáo của kiến trúc Việt – Hoa được xây dựng trong khoảng từ những năm 1925 – 1928, khu chợ Đồng Văn như một nét vẽ đẹp và ấn tượng trong lòng cao nguyên.

Với nét đặc trưng vốn có, những nét đẹp trong nền văn hóa truyền thống đa sắc màu, kiến trúc của người dân phố cổ Đồng Văn đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng và độc đáo trên vùng Công viên địa chất – cao nguyên đá Đồng Văn.

Chia sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites